2105 lượt xem

Tết Đoan Ngọ – Lễ Hội Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt

Tết Đoan Ngọ - Lễ Hội Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt

Tết Đoan Ngọ, hay còn được biết đến là ngày diệt sâu bọ. Đã trở thành một ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam.

Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là tết Đoan dương, được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày lễ truyền thống của nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Trung Quốc… và liên quan đến quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ - Lễ Hội Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm.

Ở Việt Nam, ngày này thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, khi sâu bọ phát triển mạnh. Do đó, ngày này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ hoặc giết sâu bọ.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Bắt nguồn từ các truyền thuyết dân gian. Một trong số đó kể về việc người dân phải đối mặt với sự xâm nhập của sâu bọ vào vụ mùa bội thu. Nhờ sự giúp đỡ của một ông lão tên Đôi Truân. Người dân đã biết cách diệt sâu bọ bằng cách cúng lễ và thực hiện các biện pháp phòng tránh. Ngày Tết Đoan Ngọ trở thành dịp để người dân cúng tế. Bắt sâu bọ và hy vọng vào một mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ trong văn hóa người Việt

Tết Đoan Ngọ không chỉ là một ngày lễ quan trọng mà còn phản ánh sự kết hợp giữa tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của người Việt Nam.Ở một số làng quê Việt Nam hiện nay vẫn duy trì truyền thống cổ xưa, rất tôn trọng ngày Tết. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, có lẽ Tết diệt sâu bọ được coi là dịp sum họp ấm áp nhất và mang nhiều phong tục gắn kết với đời sống của người dân… do đó, dù con cháu đã đi làm xa, họ vẫn cố gắng sắp xếp để về quê sum họp.

Tết Đoan Ngọ - Lễ Hội Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt

Vào thời điểm này, cây cối bắt đầu ra hoa và kết trái, mong cho một mùa màng bội thu, vì vậy, việc cúng hoa quả là không thể thiếu. Ngoài ra, các món ăn khác cũng được chuẩn bị tùy theo phong tục của từng vùng miền.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mọi gia đình chuẩn bị đồ cúng, mâm lễ để thờ tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm cây cối bắt đầu ra hoa kết trái, việc cúng tổ tiên giúp mong một mùa màng bội thu.

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ cũng khác nhau tùy theo vùng miền. Sau lễ cúng  là các nghi lễ diệt sâu bọ. Gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức các loại quả chua, rượu nếp, bánh tro… để xua đuổi sâu bọ, loại bỏ bệnh tật.