Ngày Tết Đoan Ngọ đã sắp đến nên mọi người cũng dần dần náo nức mua đồ ăn về để cúng kiếng cho ngày lễ Tết này thật đầy đủ. Tuy nhiên, ở mỗi miền thì sẽ có những đặc trưng riêng.
Người miền Nam thường ăn gì vào ngày Tết Đoan Ngọ?
Ngày Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là ngày Tết giết sâu bọ, sắp đến gần. Đây là một ngày quan trọng trong năm. Không chỉ vì khả năng tiêu diệt sâu bọ mà còn vì được coi là Tết giữa năm. Đây là một phong tục truyền thống quan trọng của người Việt.
Vào ngày này, khắp các vùng miền của Việt Nam sẽ có những món ăn đặc trưng riêng. Ở miền Nam. Người dân đón Tết Đoan Ngọ một cách giản dị hơn so với miền Bắc và miền Trung. Thường làm hai món bánh ú tro và cơm rượu.
Bánh ú tro nhỏ xinh thường có hình chóp nhọn ở trên. Với lớp vỏ dẻo bên ngoài và nhân đậu xanh bên trong. Bánh thường được gói kỹ lưỡng bằng lá tre hoặc lá chuối và buộc chặt bằng dây.
Bạn có thể tìm thấy bánh ú tro ở khắp các chợ, từ việc bày trên mâm để bán đến việc treo trên cây cột. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm bánh ú tro tại nhà để thưởng thức hương vị truyền thống này cùng gia đình.
Ngoài bánh ú tro, cơm rượu cũng là một món không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu được làm từ cơm vo tròn, màu trắng ngà và hương vị thơm nồng của rượu.
Cơm rượu cũng có thể mua tại chợ hoặc siêu thị, hoặc bạn cũng có thể tự làm tại nhà để thưởng thức món ăn truyền thống này.
Tại sao lại ăn bánh tro và công dụng của bánh tro?
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, thường có thói quen ăn các món dầu mỡ, thịt béo. Phong tục ăn bánh tro được coi là cách cân bằng cơ thể, khử độc hại tích tụ trong cơ thể vào ngày này. Nguyên liệu chính của bánh tro là từ gạo và các loại thực vật khác, giúp tiêu hóa tốt và tốt cho sức khỏe.
Mặc dù chỉ là một chiếc bánh nhỏ, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông Y, bánh tro có tính mát, giúp lợi tiểu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Đặc biệt đối với người già và trẻ em, bánh tro hỗ trợ giảm cơn sốt âm ỉ. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng khi dễ bị dương thịnh gây ra tình trạng âm hư. Bổ sung bánh tro sẽ giúp cân bằng âm hư trong cơ thể và tốt cho sức khỏe.
Tại sao Tết Đoan Ngọ người miền Nam lại ăn cơm rượu?
Có một câu châm ngôn mà người dân miền Nam thường truyền tai nhau, đó là Tết Đoan Ngọ được gọi là “ngày Tết sâu bọ”. Ở đây, “sâu bọ” ám chỉ các loại kí sinh trùng và vi khuẩn trong cơ thể con người.
Vì lý do này, khi ăn cơm rượu vào ngày Tết Đoan Ngọ. Độ axit và nhiệt từ cơm và rượu sẽ khiến cho sâu bọ say sưa và bị tiêu diệt. Vì vậy, truyền thống ăn cơm rượu vào ngày này đã được duy trì qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, không chỉ có tác dụng diệt sâu bọ. Việc bổ sung cơm rượu cũng hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch. Cơm rượu chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là vitamin B và chất xơ từ gạo.
Mỗi vùng miền cũng có cách làm cơm rượu riêng biệt, mang những đặc trưng độc đáo của từng địa phương.
Ở miền Bắc: Món cơm rượu của miền Bắc thường các hạt cơm sẽ rời rạc chứ không dính vào nhau. Ngoài ra, cơm rượu ở miền Bắc sẽ có vị rượu nồng hơn.
Ở miền Trung: Sẽ dùng gạo nếp trắng để làm, ngoài ra họ sẽ ép chặt các viên cơm rượu thành các hình khối nhỏ.
Ở miền Nam: Giống với miền Trung, người dân miền Nam họ sẽ dùng gạo nếp để nấu cơm rượu. Tuy nhiên thay vì làm thành các khối vuông thì họ sẽ vo tròn các viên cơm rượu. Biến tấu thêm một chút cho món cơm rượu, thì ở miền Nam thường sẽ cho thêm đường vào khi ăn.